Vật Liệu Chống Nóng Cho Tường Là Gì?
Vật liệu chống nóng cho tường là vật liệu giúp ngăn chặn sự truyền nhiệt từ môi trường bên ngoài vào bên trong công trình thông qua tường, giúp đem lại sự mátmẻ cho không gian sinh hoạt trong thời tiết nóng bức và giảm thiểu chi phí sử dụng thiết bị làm mát.
1. Bông Khoáng (Rockwool)
Nhờ cấu trúc gồm đá bazan và các khoáng chất từ tự nhiên, được nung chảy trong môi trường nhiệt độ cao và kéo thành sợi, bông khoáng là giải pháp chống nóng tối ưu cho các công trình.
Ưu điểm:
- Sở hữu khả năng cách nhiệt vượt trội nhờ cấu trúc sợi bông khoáng độc đáo.
- Ngăn chặn nguy cơ cháy lan khi hỏa hoạn xảy ra, hạn chế rủi ro về an toàn tính mạng và tài sản.
- Có nguồn gốc vô cơ nên chống lại được nấm mốc, vi khuẩn. Ngoài ra, vật liệu này còn chống thấm nước ở mức độ nhất định.
- Dễ dàng được cắt hoặc uốn để thích ứng với các công trình khác nhau.
Nhược điểm:
- Bụi có thể phát sinh trong quá trình thi công bông khoáng
- Chi phí có thể cao hơn so với một số vật liệu cách nhiệt khác.
Tìm hiểu thêm: mời quý khách tham kháo sản phẩm bông khoáng rockwool Thái Lan chính hãng đang được phân phối tại Long Hải Minh.
Nguồn: Internet
2. Xốp XPS
Xốp XPS là vật liệu cách nhiệt cho tường được chế tạo nhờ quá trình đùn ép nhựa polystyrene nóng chảy. Quá trình này tạo ra cấu trúc ô kín với khả năng cách nhiệt vô cùng hiệu quả.
Ưu điểm
- Ngăn chặn sự truyền nhiệt rất tốt nhờ cấu trúc ô kín liên tục
- Tỷ lệ hấp thụ nước rất thấp (≤ 0,5%), giúp chống thấm nước và ẩm mốc
- Sở hữu độ bền cơ học cao, chống va đập hiệu quả
- Dễ dàng tạo hình một cách linh hoạt (khoan, cắt hoặc bào) mà không bị vỡ vụn
Nhược điểm:
- Chi phí ban đầu cao hơn so với xốp EPS.
- Khả năng chống cháy chưa hoàn thiện, cần sử dụng xốp XPS chống cháy chuyên dụng để đảm bảo an toàn PCCC.
3. PU Foam (Polyurethane Foam)
PU Foam là vật liệu chống nóng cho tường nhà dạng bọt với khả năng bịt kín các khe hở hiệu quả, giúp tăng cường khả năng cách nhiệt. Quá trình hình thành của PU Foam được dựa trên phản ứng hóa học giữa isocyanate và polyol
Ưu điểm:
- Cách âm, cách nhiệt và chống thấm nước hiệu quả nhờ cấu trúc kín
- Bám dính tốt trên nhiều bề mặt khác nhau.
- Độ bền cao nhờ khả năng chống chịu nhiệt độ khắc nghiệt (-50°C – 150°C)
- Sở hữu trọng lượng nhẹ, không tạo tải trọng lớn lên công trình.
- Tính linh hoạt cao, có thể được đổ khuôn, cắt dưới dạng tâm hoặc phun trực tiếp lên bề mặt.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư cao hơn so với các vật liệu khác như xốp EPS, bông khoáng.
- Quá trình thi công đòi hỏi chuyên môn cao và vật liệu chuyên dụng
- Không kháng được tia UV
4. Tấm Panel Cách Nhiệt
Tấm panel cách nhiệt là dạng vật liệu xây composite có cấu tạo gồm 3 lớp:
- Lớp bề mặt: thường được làm từ xi măng, tôn hoặc inox, chống lại tác động từ môi trường bên ngoài và bảo vệ lớp lõi cách nhiệt.
- Lớp lõi cách nhiệt: qquyết định khả năng cách nhiệt, cách âm và chống thấm cho tấm panel. Lớp giữa này có thể được làm từ xốp EPS, PU Foam hoặc bông khoáng…
- Lớp mặt đáy: tăng độ bền chắc cho tấm panel cách nhiệt
Ưu điểm:
- Hiệu suất cách nhiệt và cách âm tốt: tùy thuộc vào loại vật liệu lõi mà hiệu quả có thể khác nhau.
- Tiến độ thi công nhanh chóng: các tấm panel được sản xuất theo quy chuẩn, chỉ cần lắp đặt tại công trường.
- Tính thẩm mỹ cao: bề mặt đa dạng về màu sắc và kiểu dáng, đáp ứng nhiều phong cách kiến trúc.
- Độ bền cao: khả năng chịu được các tác động từ môi trường và thời tiết.
Nhược điểm:
- Chi phí đầu tư ban đầu có thể cao hơn so với các vật liệu xây dựng truyền thống.
- Yêu cầu kỹ thuật thi công chính xác để đảm bảo độ kín khít và hiệu quả cách nhiệt tối ưu.
Hướng Dẫn Các Bước Lựa Chọn Vật Liệu Chống Nóng Cho Tường
Bước 1: xác định ngân sách liên quan đến vật liệu chống nóng cho tường, bao gồm cả chi phí vật liệu và chi phí thi công.
Bước 2: đánh giá đặc điểm khu vực thuộc công trình, cần đánh giá cụ thể xem công trình có tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời không?
Bước 3: xem xét cấu trúc và đặc điểm của tường hiện tại để lựa chọn vật liệu thi công phù hợp.
Bước 4: sau khi hoàn thành các bước trên, xác định loại vật liệu cách nhiệt phù hợp để tiến hành thi công. Có thể tham khảo ý kiến từ phía chuyên gia để đảm bảo sự an tâm trước khi đưa ra quyết định
Bước 5: lựa chọn phương pháp thi công vật liệu. Một số vật liệu đặc biệt sẽ yêu cầu đội ngũ chuyên nghiệp và vật liệu chuyên dụng để thi công.
Bước 6: tiến hành thi công cách nhiệt trên tường nhà với vật liệu đã lựa chọn. Quý khách cần đảm bảo rằng việc thi công tuân thủ theo đúng quy chuẩn sản phẩm từ nhà sản xuất.
Bước 7: nghiệm thu công trình đã triển khai. Kiểm tra kĩ các mối nối, vị trí phun bọt để đảm bảo độ kín khít. Sau khi vật liệu được lắp đặt, cần đánh giá khả năng cách nhiệt, cách âm và chống thấm để kịp thời sửa chữa nếu có vấn đề xảy ra.
Kết Luận
Trên đây là danh sách các vật liệu chống nóng cho tường hiệu quả nhất hiện nay. Long Hải Minh hi vọng rằng quý khách đã lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất. Nếu quý khách có thêm bất kỳ câu hỏi nào về vật liệu cách nhiệt, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua:
- Điện thoại: 0934.223.218
- Email: vatlieubaoon.hy@gmail.com