Mái nhà là một trong những nơi hấp thụ nhiệt nhiều nhất tại các công trình xây dựng, gây nóng bức cho không gian bên trong, gây tiêu tốn chi phí sử dụng các thiết bị làm mát. Vì vậy, việc lựa chọn vật liệu chống nóng mái nhà là vô cùng cần thiết hiện nay.
Bài viết dưới đây của Long Hải Minh sẽ giới thiệu top 5 vật liệu cách nhiệt tốt nhất cho mái nhà. Cùng tìm hiểu ngay!
Vật Liệu Chống Nóng Mái Nhà Là Gì?
Vật liệu chống nóng mái nhà đóng vai trò như “tấm áo giáp” giúp ngăn sự truyền nhiệt từ môi trường bên ngoài vào không gian bên trong. Không chỉ duy trì không khí mát mẻ, vật liệu này còn giúp công trình tiết kiệm chi phí điện năng và bảo vệ mái nhà khỏi bị vỡ hoặc nút do nắng nóng.
Vật liệu cách nhiệt cho mái nhà thường đa dạng về chủng loại và khách hàng sẽ thường lựa chọn sản phẩm dựa trên các tiêu chí như ngân sách, mức yêu cầu cách nhiệt và một số yếu tố khác. Dưới đây là những vật liệu chống nóng cho mái nhà tốt nhất
Top 5 Vật Liệu Chống Nắng Nóng Phổ Biến Nhất
1. Tấm PU Cách Nhiệt
Tấm PU là vật liệu chống nóng dạng tấm, được tạo thành từ Polyurethane Foam (PU Foam) với cấu trúc gồm các ô kín giúp hạn chế quá trình truyền nhiệt.
Ưu điểm:
- Hệ số dẫn nhiệt chỉ dao động từ 0,018 đến 0.024 W/mK (rất thấp), giúp vật liệu cách nhiệt vô cùng hiệu quả.
- Khả năng chịu lực tốt, độ bền cơ học cao.
- Cấu trúc tế bào kín giúp tấm PU chống thấm nước hiệu quả, đảm bảo cách nhiệt cho mái nhà trong điều kiện ẩm ướt.
- Trọng lượng của vật liệu nhẹ giúp giảm tải trọng lên mái nhà.
Nhược điểm:
- Do được sản xuất để phục vụ các công trình yêu cầu hiệu suất cách nhiệt tối ưu, tấm PU cách nhiệt có giá thành cao hơn so với các vật liệu khác như xốp EPS hay bông thủy tinh.
- Yêu cầu đội ngũ nhân công có tay nghề cao để thi công nhằm đảm bảo hiệu quả cách nhiệt của tấm PU.
Ứng dụng: Phù hợp với kho lạnh, xưởng sản xuất và các công trình dân dụng cao cấp.
Nguồn: Internet
2. Bông Khoáng
Bông khoáng là vật liệu cách nhiệt có nguồn gốc vô cơ, được sản xuất từ đá bazan và các loại đá khoáng tự nhiên khác. Những loại đá này được nung chảy trong môi trường nhiệt độ rất cao và sau đó kéo thành sợi.
Ưu điểm:
- Cách nhiệt rất tốt cho mái nhà do hệ số dẫn nhiệt thấp, chỉ từ 0.033 đến 0.045 W/mK
- Không chỉ sở hữu khả năng cách nhiệt hiệu quả, bông khoáng còn chống cháy vô cùng tốt.
- Khi tiếp xúc với lửa, vật liệu không sinh ra khói độc.
- Cách âm hiệu quả do có cấu trúc sợi đặc biệt
- Độ bền cao, kháng lại nấm mốc
Nhược điểm:
- Chi phí tương đối cao
- Gây kích ứng hệ hô hấp và da khi tiếp xúc trực tiếp
Ứng dụng: Rất phù hợp cho các công trình nhà ở, nhà xưởng, hoặc các khu vực có yêu cầu cao về phòng cháy chữa cháy và khả năng cách nhiệt tốt cho mái nhà.
Nguồn: Internet
3. Bông Thủy Tinh (Glasswool)
Bông thủy tinh là vật liệu cách nhiệt dạng sợi, được cấu thành bởi các thành phần gồm đá vôi, silica, soda ash và một phần thủy tinh tái chế
Ưu điểm:
- Hệ số dẫn nhiệt thấp (~0.032 – 0.040 W/mK), giúp cách nhiệt cho mái tôn hiệu quả.
- Chi phí ban đầu thấp, phù hợp với nhiều công trình khác nhau.
- Dễ dàng được gia công để phù hợp với yêu cầu thi công đa dạng.
- Chống cháy lan tốt, đảm bảo PCCC cho công trình.
Nhược điểm:
- Có thể gây kích ứng da và hệ hô hấp trong quá trình thi công, đòi hỏi biện pháp bảo hộ lao động phù hợp.
- Khả năng hút ẩm cao, cần được bảo vệ khỏi hơi nước để duy trì hiệu suất cách nhiệt.
Ứng dụng: Thường được sử dụng để lót dưới lớp tôn, giữa các lớp cấu trúc mái, hoặc kết hợp với các vật liệu khác trong hệ thống mái cách nhiệt.
Nguồn: Internet
4. Tấm EPS Cách Nhiệt
Tấm EPS gồm các hạt Polystyrene nhỏ được kích nở gấp nhiều lần trong điều kiện nhiệt độ cao, tạo thành nhiều tế bào với cấu trúc kín chứa đầy không khí. Nhờ vậy, tấm EPS sở hữu khả năng cách âm và cách nhiệt hiệu quả.
Ưu điểm:
- Cách nhiệt ở mức khá tốt, phù hợp với thời tiết không quá oi bức.
- Trọng lượng siêu nhẹ, giảm tải đáng kể áp lực lên mái nhà
- Giải pháp tiết kiệm cho các công trình.
- Dễ dàng được gọt hoặc cắt, phù hợp với nhiều hình dạng mái khác nhau.
Nhược điểm:
- Khả năng chống cháy không bằng bông khoáng và bông thủy tinh.
- Vật liệu dễ bị hư hỏng và biến dạng do va đập mạnh.
- Hiệu suất cách nhiệt không cao bằng PU hoặc bông khoáng trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Ứng dụng: Thường được sử dụng cho mái tôn, mái bằng, trần nhà của các công trình dân dụng, nhà xưởng nhỏ, hoặc các công trình có yêu cầu về chi phí thấp.
Nguồn: Internet
5. Tấm Lợp Cách Nhiệt
Tấm lợp cách nhiệt là giải pháp toàn diện, gồm 2 chức năng: cách nhiệt và lợp mái. Cấu tạo của vật liệu này gồm ba lớp: một lớp cách nhiệt bên trong (bông khoáng, EPS hoặc PU), hai lớp tôn phía ngoài.
Ưu điểm:
- Tiết kiệm chi phí và thời gian hoàn thành việc thi công
- Sở hữu khả năng cách nhiệt hiệu quả nhờ lớp lõi
- Độ bền cao do có hai lớp tôn chịu lực tốt
- Tính thẩm mỹ cao với đa dạng kiểu dáng và màu sắc để lựa chọn.
Nhược điểm:
- Giá thành có thể cao hơn so với tôn và vật liệu cách nhiệt riêng lẻ.
- Việc sửa chữa hoặc thay thế có thể diễn ra phức tạp.
Ứng dụng: Rất phổ biến trong xây dựng văn phòng, nhà xưởng, nhà kho và cả nhà ở dân dụng.
Nguồn: Internet
Kết Luận
Qua bài viết trên, Long Hải Minh hy vọng quý khách đã tìm được vật liệu chống nóng cho mái nhà phù hợp nhất. Nếu quý khách có nhu cầu được tư vấn thêm, quý khách có thể liên hệ với chúng tôi qua:
- Website: https://vattubaoon.vn/
- Điện thoại: 0934.223.218
- Email: vatlieubaoon.hy@gmail.com
Long Hải Minh tự hào là đơn vị cung cấp vật liệu cách nhiệt hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi cam kết cung cấp các sản phẩm đã được kiểm nghiệm về chất lượng giúp khách hàng an tâm lựa chọn. Ngoài ra, với chất lượng dịch vụ tư vấn tận tâm và chuyên nghiệp, Long Hải Minh mong muốn mang đến trải nghiệm trọn vẹn nhất đến với quý khách hàng.